Việt Nam đối mặt với nóng và hạn hán nhất trong 100 năm qua

Hàng năm, thậm chí vào lúc cao điểm của mùa khô khi nước Hồng Hà cạn nhất, những thuyền trưởng giỏi của vùng sông nước Hồng Hà vẫn có thể điều khiển cho những chiếc tàu đáy bằng của họ xuôi dòng qua những đoạn nông cạn nhất.

Nhưng năm nay hiện tượng xảy ra rất bất thường, mực nước trên sông được ghi nhận thấp quá sức tưởng tượng, dòng sông trở nên yên tĩnh trong nỗi lo lắng. Dòng thủy lộ vốn ngược xuôi tấp nập bỗng trở thành trơ sỏi đá. Nông dân ven bờ, những người mà hoạt động nông vụ phụ thuộc nhiều vào nguồn nước của dòng sông cũng bỗng nên thẩn thờ với cái nhìn xa xăm nơi dòng nước đã cạn dần. Nỗi lo của họ bỗng dưng cùng chung với người ngược xuôi giang hồ sông nước. “Nếu vài ngày nữa không có nước thì tất cả vụ vúa đông xuân sẽ đi mất, chắc sẽ thất bát thôi” đó đây nghe tiếng thở dài của nông dân vùng soi bãi.

Dọc theo đường cong hình chữ S của Việt nam, nhiệt độ cao và sự giảm độ cao thủy văn của các dòng sông đang được cảnh báo sự hạn hán khắc nghiệt nhất trong hơn 100 năm qua. Ở độ cao 0.68 m, Hồng Hà đạt mức thủy văn thấp nhất theo so sánh số liệu thống kê kể từ năm 1902 đến nay. Hầu như chưa có trận mưa nào đáng kể từ tháng 9 năm ngoái đến nay, cháy rừng đã xảy ra trên diện rộng từ miền Tây Bắc và đang đe dọa những cánh rừng phía Nam. Nền nhiệt nâng cao trên toàn cõi miền Trung đã mở đường cho nạn sâu hại phá lúa, đe dọa hàng ngàn hectare lúa nước của miền duyên hải này.

Vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất có lẽ là vùng Châu thổ sông Cửu Long. Mực nước an toàn đang giảm dần và có nguy cơ giảm thấp nhất trong 20 năm trở lại đây đang đe dọa sinh kế của hơn 10 trieeuj người, những nông dân châu thổ có sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào đồng áng, đánh cá và vận chuyển trên sông nước. Vấn đề lớn nhất ở đây vẫn chưa phải là nước mà là mặn. Trong suốt mùa khô, khi các con kênh dẫn nước từ các dòng sông mẹ cạn đi, nước biển thông qua hệ thống thủy triều tràn ngược vào đến hơn 30 km sâu trong đất liền. Việt nam đã thiết kế nhiều hệ thống cống, cửa nhằm ngăn ngừa tác động của thủy triều cũng như khống chế lũ lụt hàng năm. Những hệ thống này giúp cho người nông dân chủ động canh tác trong mùa mưa và nuôi tôm trong vùng nước lợ trong mùa khô. Kết quả của các biện pháp này đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất và khẳng định năng suất lúa hàng năm, cải thiện đáng kể thu nhập của người dân địa phương vùng châu thổ kể từ đầu những năm 2000

Những tháng ngày bội thu có vẻ bị đe dọa nghiêm trọng. Trong suốt mùa hạn hán, nhiều nơi, nước mặn tràn vào đến khoảng 60 km sau trong đất liền. Hầu hết các trà lúa vụ đông xuân đang chờ ngày thu hái nhưng nước mặn đang cập kề đến cả những nơi mà trước kia chưa hề có đã đặt vụ hè thu trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Các cơ quan chức năng của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tăng cường gia cố hệ thống thủy lợi để ngăn chặn mặn hóa nhưng vẫn đối diện nhiều khó khăn.

Các dự án ở nội địa Trung Quốc phải chịu trách nhiệm phần nào về việc ngăn dòng chảy và tăng lượng nước bốc hơi, đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm dòng chảy trên các con sông chính của Việt nam và các quốc gia lân bang. Trong thực tế, Việt nam đã và đang thúc đẩy các đàm phán phản đối việc xây dựng đập ngăn nước trên dòng Mê Kông, dòng sông lớn xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua 5 quốc gia trước khi đổ ra biển Đông. Theo Ủy ban sông Mê Kông, Trung Quốc đã và đang xây dựng 8 đập nước dọc theo sông Lan Thương, một tên khác của dòng Mê Kông trên phần lãnh thổ Trung Quốc. Các đập nước đã làm gia tăng đáng kể lượng trầm tích giữa dòng và tạo sự di cư phi tự nhiên của các loài thủy sản. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, bên cạnh những yếu tố tiêu cực đã thấy ở trên, các đập nước này cũng sẽ đóng góp trong việc điều chỉnh dòng chảy như tăng lượng nước trong mùa khô. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, Trung Quốc cũng đang đối mặt với nạn hạn hán trầm trọng do sự thất thoát nước do các đập gây nên.

Hiện nay, ở miền Bắc Việt nam cũng vẫn đang nhộn nhịp với các dự án thủy điện. Mặc dù gần đây, chính phủ đã công bố rằng đủ nước từ các dự án thủy điện và thủy lợi cho nông dân vùng châu thồ Hồng Hà trồng lúa vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, mức nước trong các hồ chứa ở miền Bắc đang ở mức thấp báo động. Các công ty thủy điện đang cảnh báo lượng nước có thể xuống thấp hơn. Nhu cầu năng lượng đang có nguy cơ tăng ngoài dự báo do nền nhiệt độ đang gia tăng nghiêm trọng. Mặc vù lượng nước trong thời gian qua có được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn nhu cầu hiện nay của địa phương, Ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu. Nền nhiệt tăng cao dẫn đến gia tăng lượng bốc hơi nước đã ảnh hưởng đến năng suất và canh tác lúa nước của nông Dân Vĩnh Phúc. Người dân đã áp dụng nhiều phương án giảm thiểu tiết kiệm nước nhưng vụ mùa năm nay tỉnh Vĩnh Phúc vẫn có nguy cơ đối diện với sự mất mùa.

Khủng hoảng do thiên hiện nay đã được gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Việt nam. Nạn hạn hán đã được cảnh báo qua kết quả nghiên cứu hiệu ứng El Nino với nền nhiệt tăng bất thường và mùa đông khô hạn. Lúc này, theo truyền thống, Việt Namchuẩn bị cho các trận lụt và bão sắp tới với dự báo sẽ có sức tàn phá nghiêm trọng. Hạn hán sẽ là loại thiên tai tác động chậm rãi và lặng lẽ nhưng sẽ có ảnh hưởng lâu dài và sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đến sinh kế con người.

Bao giờ sẽ có mưa? Các nhà khí tượng đã dự báo rằng, ở miền Bắc, các cơn mưa sẽ về muộn vào cuối tháng 3 nhưng những miền khác của tổ quốc sẽ có thể được đón mưa đầu mùa vào tháng 8 hoặc cũng có thể trể hơn.

(Tham khảo nguồn tin từ Time, 4 tháng 3)