Tuyển sinh ngành Quản lý môi trường và Nguồn lợi thủy sản 2010

Ngành Quản lý Môi trường và Nguồn lợi thủy sản (mã ngành DHL 314, khối dự thi A-B) được đăng ký đầu tiên và đào tạo bởi bộ môn Quản lý Môi trường và Nguồn lợi thủy sản, thuộc khoa Thủy sản, Đại Học Nông Lâm, Đại Học Huế nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác quản lý môi trường và nguồn lợi thuỷ sản ở Việt Nam.

Mảng kiến thức đào tạo chuyên sâu của ngành:

– Hệ thống và quản lý trong nuôi trồng thủy sản, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

– Kiến thức về đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

– Kiến thức về Kinh tế tài nguyên và môi trường.

– Kiến thức về Công nghệ GIS và RS ứng dụng trong quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản.

– Kiến thức về phương pháp nghiên cứu nghề cá.

– Kiến thức về Lập, quy hoạch, quản lý các chương trình, dự án môi trường và nguồn lợi thủy sản.

– Kiến thức về Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản.

– Kiến thức về Thiết lập, quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước.

– Kiến thức về Phương pháp thí nghiệm và xử lý số liệu.

Đội ngủ cán bộ phục vụ đào tạo ngành:

Đội ngũ giảng dạy là các giáo viên đã được đào tạo, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Môi trường và Nguồn lợi thủy sản, hiện có 1 Tiến sĩ, 3 Thạc sỹ, 6 đang đào tạo sau đại học.

Những kỹ năng của ngành học sẽ được trang bị cho sinh viên:

– Kỹ năng phân tích tình huống, trình bày báo cáo, chuyên đề; phân tích, xử lý số liệu đa chiều thuộc các lĩnh vực của ngành.

– Sử dụng Anh ngữ chuyên ngành trong làm việc và nghiên cứu.

– Kỹ năng thành lập, thiết kế, đánh giá các chương trình, dự án thuộc nhiều mức độ khác nhau của ngành.

– Kỹ năng ứng dụng công nghệ GIS, RS, GPS; công nghệ phân tích trong phân tích và đánh giá môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp:

Lần đầu tiên đào tạo đội ngủ cán bộ chuyên trách công tác quản lý môi trường và thuỷ sản ở Việt Nam. Vì vậy cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên khi ra trường tại tất cả các cơ sở nghiên cứu, quản lý và đào tạo liên quan đến môi trường và thuỷ sản: Viện nghiên cứu, chính sách; các trường đại học trong cả nước; Trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước; Cơ quan quản lý cấp Trung ương, cấp Tỉnh như các Bộ, Sở, ban ngành liên quan đến lĩnh vực Quản lý Môi trường và Nguồn lợi thủy sản; Các công ty tư nhân trong và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực Môi trường và Nguồn lợi thủy sản.