Thông tin tuyển sinh cao đẳng, đại học, sau đại học năm 2014 của khoa Cơ khí Công nghệ

Khoa Cơ khí – Công nghệ, Cổng game tài xỉu quốc tế – Đại học Huế là một khoa có truyền thống đào tạo các chuyên ngành khoa học kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn. Năm 2014, Khoa tuyển sinh các ngành đào tạo từ trình độ Cao đẳng, Đại học đến Thạc sỹ như sau:

I. Trình độ đại học (chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh 300)

Chuyên ngành

Kiến thức chuyên môn

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Công thôn (Công nghiệp và công trình nông thôn)

Mã số: D510210

Khối thi: A, A1

– Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở ngành kỹ thuật công nghiệp – công trình xây dựng, tạo thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành và nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các ngành kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật xây dựng các công trình (xây dựng, giao thông, thủy lợi..).

– Có kiến thức cần thiết về các máy móc, thiết bị trong sản xuất cơ khí, xây dựng công trình nhỏ và vừa.

– Có kiến thức chuyên ngành phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và công trình.

– Các cơ quan quản lý trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư, hạ tầng nông thôn, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở cấp tỉnh, huyện, xã.

– Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, chế biến, công nghiệp, công trình xây dựng, giao thông nông thôn, thủy lợi. Các trang trại và hộ sản xuất tập trung.
– Các doanh nghiệp về cơ khí, xây dựng công trình dân dụng phục vụ nông nghiệp và nông thôn (nhà ở, hạ tầng, giao thông, thủy lợi..).
– Các doanh nghiệp tư vấn, thiết kế, thi công nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và các công trình xây dựng.
– Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; các Viện, Trung tâm nghiên cứu về kỹ thuật công nghiệp – công trình.

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Mã số: D510201

Khối thi: A, A1

– Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở thuộc khối ngành kỹ thuật cơ khí, để học tập các môn chuyên ngành và nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các chuyên ngành kỹ thuật cơ khí như: cơ khí nông nghiệp, cơ khí chế tạo, cơ khí công trình, cơ khí động lực…

– Có đủ kiến thức cần thiết về các quá trình thiết bị trong sản xuất cơ khí.

– Có đủ kiến thức chuyên ngành phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.

– Sử dụng được phần mềm Otokad và một số phần mềm chuyên ngành.

– Các cơ quan quản lý lĩnh vực kỹ thuật cơ khí trong sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư, hạ tầng nông thôn, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở cấp tỉnh, huyện, xã.

– Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, cơ khí chế biến, cơ khí nông nghiệp, cơ khí xây dựng, cơ khí giao thông, cơ khí thuỷ lợi…
– Các doanh nghiệp tư vấn, thiết kế, thi công nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất.

– Các doanh nghiệp Bảo quản Chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm có dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại.

– Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực cơ khí.

Kỹ thuật cơ – điện tử

Mã số: D520114

Khối thi: A, A1

– Kiến thức về vật liệu cơ khí, các đặc tính cơ học, sức bền vật liệu, cấu trúc và nguyên lý máy đểthiết kế cơ khí.

– Kiến thức ứng dụng về điện và điện tử: điện tử cơ bản, điện tử tương tự, điện tử công suất, vi mạch số…để thiết kế các hệ thống mạch điện tử phối hợp kích hoạt các bộ phận truyền động cơ khí.

– Kiến thức về công nghệ thông tin và lập trình điều khiển (trên máy vi tính) hoặc trên các thiết bị hỗ trợ khác, am hiểu các phần cứng điều khiển liên quan để ra lệnh cho hệ thống mạch điện tử điều khiển các bộ phận truyền động, làm bộ máy hoặc dây chuyền hoạt động theo chương trình đã được lập trình sẵn (tự động).

– Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cơ – điện tử.

– Các khu công nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất trong nước, đơn vị liên doanh, nước ngoài,… sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy tính điều khiển số (CNC), dây chuyền sản xuất tự động, Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động, chương trình điều khiển logic (PLC), ….

– Các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, … liên quan đến cơ – điện tử.

– Các doanh nghiệp liên quan đến kỹ thuật cơ – điện tử.

– Cán Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và các cơ sở nghiên cứuchuyên ngành cơ – điện tử.

Công nghệ sau thu hoạch (Bảo quản chế biến nông sản)

Mã số: D540104

Khối thi: A, B

– Kiến thức hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực cơ sở ngành: sinh lý hóa sinh nông sản sau thu hoạch, hóa sinh thực phẩm, quá trình thiết bị; sinh vật hại nông sản sau thu hoạch; vi sinh vật thực phẩm … tạo điều kiện thuận lợi cho việc học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới.

– Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản thực phẩm.

– Nắm vững các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các công nghệ bảo quản và chế biến các nông sản thực phẩm (hạt ngũ cốc, rau quả, mía đường, bánh kẹo, chè, cà phê, thịt, trứng, sữa, cá …).

– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.
– Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp liên quan đến Bảo quản và Chế biến nông sản thực phẩm.

– Các đơn vị hành chính sự nghiệp liên quan đến chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo thuộc lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm.
– Các công ty xuất nhập khẩu, nhà máy chế biến, trung tâm phân tích kiểm nghiệm nông sản thực phẩm.

– Các siêu thị, cửa hàng mua bán thực phẩm, nhà hàng, khách sạn …

– Các doanh nghiệp liên quan đến bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm.

– Cục dự trữ quốc gia, kho và tổng kho bảo quản nông sản thực phẩm, công ty giống cây trồng vật nuôi.

Công nghệ thực phẩm

Mã số: D540101

Khối thi: A, B

– Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở ngành: hóa học thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, vi sinh vật thực phẩm, cơ sở kỹ thuật thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng học … tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới.
– Nắm vững các kiến thức về các quá trình và thiết bị trong Công nghệ thực phẩm (cơ học, truyền nhiệt, chuyển khối và sinh học), các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm, thiết kế nhà máy, đồ án thiết bị, đồ án môn học cũng như các công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm (thủy sản, sản phẩm chăn nuôi, lương thực, rau quả, cây công nghiệp, đồ uống, thực phẩm truyền thống, bánh kẹo…) và công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học (enzyme, nấm men, thực phẩm chức năng, protein, axit hữu cơ…).
– Có kiến thức chuyên ngành và khả năng làm việc trong các nhà máy chế biến thực phẩm, tiếp cận công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng thực phẩm, biến các sản phẩm nông sản thô từ công nghệ sau thu hoạch thành các mặt hàng thực phẩm có giá trị, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước trong lĩnh vực công nghệ Thực phẩm.

– Các nhà máy chế biến thực phẩm hoặc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm

– Các cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm
– Các siêu thị, cửa hàng mua bán thực phẩm, nhà hàng, khách sạn …

– Các doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm;

– Cục dự trữ quốc gia, kho và tổng kho bảo quản nông sản thực phẩm, công ty giống cây trồng vật nuôi.

– Các công ty tư vấn đầu tư về công nghệ thực phẩm.

II. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1. Công thôn (Công nghiệp và công trình nông thôn)

III. TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ

1. Kỹ thuật cơ khí (Tuyển sinh vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm)

2. Công nghệ thực phẩm (Bắt đầu tuyển sinh từ tháng 9/2014)

Về đội ngũ: Khoa Cơ khí – Công nghệ có 47 cán bộ giảng viên với trình độ như sau: 1 PGS.TS, 10 TS, 27 ThS và 9 kỹ sư các chuyên ngành kĩ thuật; Trong tổng số đó có 35 giảng viên – nghiên cứu viên có trình độ Sau Đại học chiếm 78%. Trong đội ngũ trên đã có hàng chục giảng viên đã được đào tạo Sau Đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) từ các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Nhật Bản, Úc, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Bỉ, Thái Lan…

Về cơ sở vật chất: Khoa có 12 phòng thí nghiệm thực hành với trang thiết bị khá đầy đủ và hiện đại, có thể đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên bậc Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học. Bao gồm:

– Phòng thực hành máy động lực

– Phòng thí nghiệm thực hành Kỹ thuật điện – điện tử – tự động hóa

– Phòng thực hành máy nông nghiệp

– Phòng thực hành cơ học và vật liệu

– Hệ thống sân và bãi tậplái xe ô tô và máy kéo

– Xưởng thực hành, sửa chữa Cơ khí

– Phòng thí nghiệm vi sinh thực phẩm

– Phòng thí nghiệm hóa sinh thực phẩm

– Phòng thí nghiệm công nghệ sau thu hoạch

– Phòng thí nghiệm phân tích cảm quan thực phẩm

– Phòng thí nghiệm thực hành vi sinh và công nghệ lên men

– Phòng thí nghiệm thực hành quản lý chất lượng thực phẩm