Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Một sức khỏe cho thế hệ tương lai (OHW-NG)”, Cổng game tài xỉu quốc tế , Đại học Huế phối hợp với Văn phòng Điều phối quốc gia VOHUN, Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức “Khóa tập huấn trực tuyến về đối xử nhân đạo với động vật dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học (A virtual training course in the ethical use of animals for scientific purposes). Mục đích của Khóa tập huấn là nhằm nâng cao năng lực về vấn đề đạo đức trong các nghiên cứu trên động vật cho các giảng viên, cán bộ nghiên cứu tham gia nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến động vật ở Việt Nam, CHDCND Lào và Campuchia. Khóa tập huấn được tổ chức online qua phần mềm zoom, diễn ra trong hai ngày 24-25 tháng 3 năm 2022.
Quang cảnh buổi tập huấn tại cầu Cổng game tài xỉu quốc tế , Đại học Huế
Khách mời của khóa tập huấn là các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và sử dụng động vật thí nghiệm trong nghiên cứu đến từ tổ chức AAALAC International (là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận, thúc đẩy việc đối xử nhân đạo với động vật trong khoa học thông qua các chương trình đánh giá và công nhận tự nguyện), hai Phó trưởng khoa đến từ Trường Thú y, Đại học California Davis, Hoa Kỳ (UC Davis) và 3 chuyên gia đến từ 3 trường đại học của Thái Lan, Malaysia và Indonesia, đã được tổ chức AAALAC công nhận. Học viên là 60 giảng viên và nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam (40), Lào (10) và Campuchia (10). Trong đó có 13 thành viên của Hội đồng tư vấn đạo đức của động vật trong nghiên cứu, Đại học Huế nhiệm kỳ 2021-2026.
Các đại biểu tham gia tập huấn
Tại buổi tập huấn đầu tiên, Tiến sỹ Montip Gettayacamin (Giám đốc cấp cao, AAALAC International, Văn phòng Đông Nam Á) đã có bài chia sẽ giới thiệu về Quy trình công nhận Quốc tế của AAALAC về chăm sóc và sử dụng động vật trong nghiên cứu, giảng dạy và thử nghiệm. Tiến sĩ Isaac Pessah và Smith (Phó trưởng khoa, UC Davis) có bài trình bày các nguyên tắc chăm sóc và sử dụng động vật trong nghiên cứu tại các trường Đại học cũng như các quy trình của Ủy ban chăm sóc và sử dụng động vật (IACUC) của UC Davis. Sau đó, học viên được tự học một mô-đun đào tạo trực tuyến về chăm sóc và sử dụng động vật của trường UC Davis. Cuối bài học, học viên được làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ hiểu của học viên.
Tiến sĩ Montip Gettayacamin (Giám đốc cấp cao, AAALAC International, Văn phòng Đông Nam Á) trình bày tại buổi tập huấn
Tiến sĩ Isaac Pessah, Đại học California Davis, Hoa Kỳ (UC Davis) trình bày tại buổi tập huấn
Tại buổi tập huấn tiếp theo, học viên được nghe chia sẽ kinh nghiệm về việc thành lập và vận hành IACUC từ các trường đạt được chứng nhận quốc tế AAALAC, cụ thể là bài chia sẽ kinh nghiệm của Tiến sĩ Joko Pamungkas (Đại học INDOHUN & IPB, Indonesia), Tiến sĩ Thattawan Kaewsakhorn (Đại học Chiang Mai, Thái Lan), Tiến sĩ Pooi-Fong Wong (Đại học Malaya, Malaysia). Sau mỗi bài thuyết trình là phiên thảo luận, các học viên đã đưa ra nhiều câu hỏi để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc chăm sóc và sử dụng động vật thí nghiệm, cách thức kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định của IACUC, cũng như những yêu cầu để được tổ chức AALAC công nhận. Đặc biệt, tại buổi tập huấn, GS.TS. Lê Đình Phùng, chủ tịch Hội đồng tư vấn đạo đức của động vật trong nghiên cứu Đại học Huế nhiệm kỳ 2021-2026 đã trao đổi về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Cơ quan nhà nước trong việc xây dựng các quy chế, điều luật liên quan đến phúc lợi động vật.
Tiến sĩ Joko Pamungkas (Đại học INDOHUN & IPB, Indonesia) chia kinh nghiệm ở Indonesis về Ủy ban chăm sóc và sử dụng động vật
Tiến sĩ Thattawan Kaewsakhorn (Đại học Chiang Mai, Thái Lan) chia sẽ kinh nghiệm về đối xử nhân đạo với động vật trong nghiên cứu tại Đại học Chiang Mai, Thái Lan
Tiến sĩ Pooi-Fong Wong (Đại học Malaya, Malaysia) chia sẽ kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của hội đồng chăm sóc và sử dụng động vật tại Malaysia
Buổi tập huấn được khép lại bằng bài phát biểu của tiến sỹ Phạm Đức Phúc, điều phối viên của VOHUN. Khóa tập huấn đã kết thúc thành công, học viên đã thu nhận được nhiều kiến thức cũng như nguồn tài liệu phong phú đến từ các tổ chức quốc tế uy tín trong lĩnh vực chăm sóc và sử dụng động vật trong nghiên cứu. Buổi tập huấn cũng đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Hội đồng tư vấn đạo đức của động vật trong nghiên cứu, Đại học Huế trong việc phê duyệt các hồ sơ về đạo đức với động vật nghiên cứu.
Hồ Thị Dung và Đinh Văn Dũng, 25/3/2022