Ngành Thú Y

Thú y là ngành đào tạo, nghiên cứu năng lực chuyên môn về thú y, khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán và phòng trị bệnh cho chăn nuôi. Lĩnh vực này thực sự đóng vai trò rất lớn cho xã hội, góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về chuyên môn, luật pháp, thị trường thuốc men – chăn nuôi cũng như kiến thức mở rộng về một số ngành liên quan.

KHOA: CHĂN NUÔI – THÚ Y
NGÀNH: THÚ Y

Mã ngành: 7640101 Chỉ tiêu tuyển sinh: 80 (Dự kiến)
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 5 năm (174 tín chỉ)
Liên hệ
ĐT: 0234.3538.032, Hotline 1: 0979.467.756, Hotline 2: 0905.376.055
Website: tuyensinh.sharonkihara.com/; //cnty.sharonkihara.com
Facebook: ; Khoa Chăn nuôi Thú Y
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cán bộ khoa học trình độ đại học, có kiến thức cơ bản và chuyên môn vững chắc, có thái độ lao động nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất dịch vụ trong ngành Thú Y.

Triển lãm sản phẩm  giới thiệu tiến bộ kỹ thuật ngành Chăn nuôi Thú y
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
– Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực thú y, kiến thức cơ bản về công nghệ chăn nuôi các đối tượng vật nuôi phổ biến trong nông nghiệp theo các hệ thống sản xuất khác nhau.
– Nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế. Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội; kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực thú y.
– Kĩ năng cứng: vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành thú y (chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm; điều trị và phòng bệnh; kiểm tra, đánh giá chất lượng và tính an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật…). Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu thông tin, kỹ năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, kĩ năng khác (lập kế hoạch, điều hành sản xuất và kinh doanh, kỹ năng tiếng anh…)
– Kĩ năng mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp; có năng lực tự chủ và trách nhiệm: có đạo đức nghề nghiệp; có năng lực tự học tập, tự định hướng, thích nghi với những môi trường làm việc khác nhau; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong sản xuất; có khả năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm trong lĩnh vực chăn nuôi thú y…

Sinh viên khoa Chăn nuôi – Thú y trong giờ thực hành nghiên cứu

Các chương trình CEO Talk – Giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội việc làm
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

– Cử nhân đại học Thú y có thể làm việc tại các công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, các công ty, trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y

– Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, như Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái
– Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình

THÔNG TIN KHÁC