Ngành Phát triển nông thôn

NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Đào tạo cán bộ liên ngành

Kinh tế học – Xã hội học Phát triển

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành: Phát triển nông thôn (Rural development)

Mã ngành: 52620116

Loại hình đào tạo: Chính quy

(Ban hành kèm theo quyết định số: 2288/QĐ-ĐHH ngày 05 tháng 11 năm2012của Giám đốc Đại học Huế)

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cán bộ trình độ đại học về phát triển nông thôn có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có sức khoẻ; có kiến thức cơ bản vững vàng, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tổ chức và phát triển nông thôn, có khả năng làm việc trong các đơn vị, tổ chức Nhà nước và tư nhân, các tổ chức đoàn thể – xã hội và tổ chức phi chính phủ liên quan đến phát triển nông thôn.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 126 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Áp dụng quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐTngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo.

6. Thang điểm: Thang điểm 10 và chuyển điểm sang hệ chữ và hệ 4 theo quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo.

7. Nội dung chương trình

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số TC

A

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

49

I

Lý luận chính trị

10

1

CTR1016

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2

2

CTR1017

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

3

CTR1022

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

4

CTR1033

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3

II

Giáo dục thể chất

III

Giáo dục quốc phòng

IV

Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT

33

5

ANH1013

Ngoại ngữ không chuyên 1

3

6

ANH1022

Ngoại ngữ không chuyên 2

2

7

ANH1032

Ngoại ngữ không chuyên 3

2

8

CBAN11404

Toán cao cấp C

4

9

CBAN11703

Xác suất – Thống kê

3

10

CBAN10304

Hóa học

4

11

CBAN10603

Hóa phân tích

3

12

CBAN11503

Vật lý đại cương

3

13

CBAN11002

Tin học đại cương

2

14

CBAN10702

Sinh học đại cương

2

15

NHOC15302

Sinh thái và môi trường

2

16

LNGH10503

Biến đổi khí hậu đại cương

3

V

Khoa học xã hội và nhân văn

6

17

LUA1022

Nhà nước và pháp luật

2

18

KNPT13502

Tâm lý học đại cương

2

19

KNPT14602

Xã hội học đại cương

2

B

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

78

I

Kiến thức cơ sở ngành

19

20

KNPT20602

Hệ thống nông nghiệp

2

21

KNPT24702

Xã hội học nông thôn

2

22

KNPT22502

Phát triển cộng đồng

2

23

KNPT20402

Đánh giá nông thôn

2

24

KNPT21003

Kinh tế học đại cương

3

25

KNPT21302

Kinh tế nông thôn

2

26

KNPT22602

Phát triển nông thôn

2

27

KNPT23802

Thống kê kinh tế – xã hội

2

28

KNPT22402

Phát triển bền vững

2

II

Kiến thức ngành

36

Bắt buộc

30

29

KNPT22202

Phân tích sinh kế

2

30

KNPT20502

Giới và phát triển

2

31

KNPT23402

Tài chính vi mô

2

32

KNPT20202

Chính sách phát triển nông thôn

2

33

KNPT20103

Chiến lược và kế hoạch phát triển

3

34

TNMT23502

Quy hoạch phát triển nông thôn

2

35

KNPT20302

Công tác xã hội trong phát triển nông thôn

2

36

KNPT23103

Quản lý dự án phát triển

3

37

KNPT20902

Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn

2

38

KNPT23202

Quản lý nông trại

2

39

LNGH21903

Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu

3

40

KNPT22902

Phương pháp khuyến nông

2

41

KNPT21803

Nghiên cứu phát triển nông thôn

3

Tự chọn (6/18)

6

42

KNPT23302

Quản lý tài nguyên môi trường nông thôn

2

43

CKCN26702

Quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm

2

44

KNPT21202

Kinh tế nông nghiệp

2

45

KNPT24402

Tổ chức và thể chế cộng đồng

2

46

KNPT21702

Lập kế hoạch khuyến nông

2

47

KNPT24302

Tổ chức công tác khuyến nông

2

48

KNPT21502

Kinh tế tài nguyên và môi trường

2

49

KNPT22102

Phân tích chuổi giá trị nông sản

2

50

NHOC26302

Thực hành nông nghiệp tốt và nông nghiệp an toàn

2

III

Kiến thức bổ trợ

6

51

KNPT24502

Truyền thông phát triển

2

52

KNPT21602

Kỹ năng mềm

2

53

KNPT23002

Phương pháp tiếp cận khoa học

2

IV

Thực tập nghề nghiệp

6

54

KNPT24202

Tiếp cận nghề PTNT

1

55

KNPT23702

Thao tác nghề PTNT

2

56

KNPT24002

Thực tế nghề PTNT

3

V

Khóa luận tốt nghiệp

10

57

KNPT20810

Khóa luận tốt nghiệp PTNT

10

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

126

8. Khả năng thăng tiến và cơ hội việc làm đa dạng

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc trong môi trường thay đổi, phù hợp với các vị trí tổng hợp tại các cơ quan nhà nước các cấp như:

– Phòng ban chức năng, các sở và UBND cấp tỉnh và huyện

– Chi cục phát triển nông thôn tỉnh/thành phố

– Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp

– Trung tâm, đơn vị dịch vụ và tư vấn phát triển kinh tế – xã hội

– Ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng

– Doanh nghiệp nông lâm ngư và dịch vụ tổng hợp

– Tổ chức chính trị xã hội và các hội/ hiệp hội nghề nghiệp

– Tổ chức cộng đồng cấp cơ sở.

Những sinh viên có kết quả học tập tốt sẽ có cơ hội tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển. Ngoài ra, những sinh viên có tiếng Anh khá có nhiều cơ hội làm việc ở các chương trình, dự án phát triển, hợp tác quốc tế và tổ chức phi chính phủ.

9. Cơ hội học bổng du học

Ngành PTNT tạo cơ hội để bạn định hướng phát triển sự nghiệp cho bản thân theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ và nhiều điều kiện để du học cao học và nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Đây không chỉ là ước mơ của nhiều bạn trẻ trong việc khám phá môi trường nghiên cứu và học tập mới, mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo cơ hội việc làm và mục tiêu phát triển lâu dài của bản thân. Có nhiều nguồn học bổng của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển dành cho ngành PTNT. Phần lớn học bổng đều ưu tiên cho ứng viên có nguyện vọng theo học các ngành trong lĩnh vực: Xã hội học phát triển, Phát triển cộng đồng, Phát triển nông thôn & sinh kế bền vững; Giới và phát triển; Phát triển thị trường & xây dựng thương hiệu ngành hàng nông sản, Phát triển nông nghiệp – nông thôn…Sinh viên tốt nghiệp ngành PTNT được ưu tiên xem xét học bổng vì chuyên ngành đáp ứng yêu cầu và phù hợp với đầu vào của lĩnh vực trên. Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội theo học cao học trong nước, phù hợp với điều kiện đặc thù của bản thân và theo định hướng chuyên môn (chương trình đào tạo cao học PTNT tại trường Đại học Nông lâm Huế).

10. Cơ sở trang thiết bị đào tạo và đội ngũ

Ngành đào tạo Đại học PTNT tại trường Đại học Nông lâm Huế do Khoa Khuyến nông & PTNT đảm nhận. Khoa được trang bị phòng thực hành đa chức năng, trang thiết bị hiện đại khác giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Khoa có 4 Bộ môn chuyên ngành với hơn 30 giáo viên cơ hữu. Trên 70% giáo viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ, nhiều giảng viên được đào tạo ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, có năng lực chuyên môn, khả năng ngoại ngữ tốt, có thể cập nhật kiến thức quốc tế vào chương trình đào tạo. Khoa có các giáo viên trình độ cao phụ trách chuyên môn chủ chốt ở các Bộ môn như:

PGS.TS. Trương Văn Tuyển: Trưởng khoa kiêm trưởng BM Phát triển Nông thôn; là Chuyên gia Phát triển Cộng đồng & PTNT; tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Philippine; có 25 năm kinh nghiệm về nghiên cứu, đào tạo và tư vấn về Phát triển nông thôn.

PGS.TS. Hoàng Mạnh Quân: Chuyên gia về quản lý PTNT & Kinh tế nông thôn, kiêm Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung; được đào tạo tại Thái Lan; có 30 năm kinh nghiệm về nghiên cứu, đào tạo và tư vấn.

Tiến sĩ Lê Thị Hoa Sen: Trưởng BM Khuyến nông; là chuyên gia về Khuyến nông & Phát triển Nông nghiệp; tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đức; có 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Tuân: Trưởng BM Hệ thống Nông nghiệp; là chuyên gia kinh tế kỹ thuật nông lâm nghiệp; được đào tạo tại Pháp; có 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo.

Ths Nguyễn Trọng Dũng: Trưởng BM Kinh tế Nông thôn; là chuyên gia về kinh tế; được đào tạo tại Nhật, có 20 năm nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực phát triển nông lâm nghiệp.

Ths. Hồ Lê Phi Khanh: Phó trưởng BM Phát triển Nông thôn; là Chuyên gia về Kinh tế & PTNT; được đào tạo theo chương trình liên kết Việt Nam -Thuỵ Điển; có 6 năm kinh nghiệm về nghiên cứu, đào tạo và tư vấn.