Ngành Khuyến nông (Song ngành Khuyến nông & Phát triển nông thôn)

KHOA: KHUYẾN NÔNG & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
NGÀNH: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Mã ngành: 7620116 Chỉ tiêu tuyển sinh: 150
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4 năm
Tổ hợp môn thi
A00: Toán – Vật Lí – Hóa học ;
B00: Toán – Hóa học – Sinh học;
C00: Văn – Lịch sử – Địa lí;
D01: Văn – Toán – Tiếng Anh
Phương thức xét tuyển
– Dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia
– Dựa vào kết quả học bạ
Liên hệ
ĐT: 02343514294; Hotline 1: 0979.467.756; Hotline 2: 0905.376.055
Website:: tuyensinh.sharonkihara.com/; knptnt.sharonkihara.com
Facebook: ;
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo Kỹ sư ngành Phát triển nông thôn có năng lực quản lý, tổ chức sản xuất và xây dựng năng lực cho cán bộ và người dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng đến hoàn thiện địa phương đảm bảo các tiêu chí nông thôn mới; tiếp cận công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và đảm bảo năng lực cạnh tranh với thị trường nông nghiệp mở cửa. Kỹ sư tốt nghiệp ngành PTNT có phẩm chất chính trị tốt, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.

Thực tập tại các mô hình nông nghiệp công nghệ cao
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

– Có kiến thức cơ bản về xã hội học và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn,  khởi nghiệp nông nghiệp, phát triển cộng đồng, quản lý  và phát triển nông thôn.
– Có kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển và khởi ngiệp trong nông nghiệp và nông thôn.
– Có năng lực nghiên cứu, phát triển nông thôn theo hướng hiện đại và phát triển bền vững

Sinh viên tham gia các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp – nông thôn
Tham gia các diễn đàn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành PTNT khá đa dạng nhờ được đào tạo kiến thức đa ngành bên cạnh các kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Các cơ quan, đơn vị và vị trí việc làm kỹ sư ngành PTNT có thể làm việc bao gồm:
– Sở Kế hoạch đầu tư, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường;
– Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông lâm, Liên minh HTX;
– Phòng Kinh tế, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng tài nguyên và môi trường, Ban điều phối xây dựng nông thôn mới các huyện;
– Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
– Các doanh nghiệp và các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh;
– Các tổ chức phi chính phủ, các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, … từ Trung ương đến địa phương, các dự án và chương trình khởi nghiệp nông thôn;
– Cán bộ công chức cấp xã.