KHOA: CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (FOOD TECHNOLOGY)
KHOA: CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (FOOD TECHNOLOGY)
A. THÔNG TIN CHUNG
I. THÔNG TIN CHUNG
– Tên chương trình đào tạo: Công nghệ thực phẩm
– Tên chương trình đào tạo: Food technology
– Trình độ đào tạo: Đại học
– Mã ngành đào tạo: 7540101
– Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm
– Loại hình đào tạo: Chính quy
– Khối lượng kiến thức toàn khóa: 157 tín chỉ
– Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư
II. NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM LÀ GÌ?
Công nghệ Thực phẩm, ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2025, là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tổ chức quản lý, vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất – bảo quản thực phẩm, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
Với qui mô dân số cao, hội nhập sâu rộng cùng với thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú đặc sắc cùng nhiều chính sách phù hợp, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn với hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, tạo ra cơ hội việc làm lớn cho ngành Công nghệ Thực phẩm.
Công nghệ Chế biến Thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035. Do vậy, Công nghệ Thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
III. SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM HỌC GÌ?
Theo học Công nghệ Thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; quá trình & thiết bị chế biến thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hoá trong lựa chọn nguyên liệu, công nghệ sản xuất đảm bảo dinh dưỡng & an toàn thực phẩm. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ bảo quản và chế biến thịt – cá – rau quả, bảo quản và chế biến lương thực & nông sản, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường, bánh kẹo và đồ uống,…
V. VIỆC LÀM NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NHƯ THẾ NÀO?
Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm có các cơ hội việc làm như sau:
* Lựa chọn 1: Ngay khi chưa tốt nghiệp có thể tham gia các Chương trình Thực tập sinh ngắn hạn tại Nhật Bản, Đan Mạch, Israel… với mức lương cao (20 triệu VNĐ đến 40 triệu VNĐ/tháng). Sinh viên được học Ngoại ngữ và kỹ năng miễn phí khi tham gia các chương trình này.
* Lựa chọn 2: Hằng năm, Khoa và Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm với khoảng 50 doanh nghiệp và 2500 vị trí việc làm cho tất cả các ngành của Trường. Tại đây, tân kỹ sư có rất nhiều cơ hội chinh phục các nhà tuyển dụng. Trung bình tỷ lệ trúng tuyển khá cao, khoảng 70%.
Xem thêm Thông tin cơ hội việc làm tại:
Website Trường: //vieclam.sharonkihara.com/
Website Khoa: //ckcn.sharonkihara.com
Năm 2020, các doanh nghiệp đã đến tuyển dụng ngành Công nghệ Thực phẩm gồm có:
Công ty CP CP Việt Nam
Công ty CP GreenFeed Việt Nam
Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản TAMICO
Công ty CP Công nghệ sinh học R.E.P
Công ty TNHH Hải Phong
Công ty Nhật Ngữ Intrase
Công ty Nhật Huy Khang
Năm 2020, khoa Cơ khí và Công nghệ có 250 sinh viên tốt nghiệp tham gia phỏng vấn hơn 300 vị trí việc làm từ 7 doanh nghiệp.
VI. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Mã trường: DHL
Mã ngành: 7540101
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020:
65 chỉ tiêu theo Kết quả thi THPT
65 chỉ tiêu theo Học bạ (Lớp 11 và Học kỳ 2 Lớp 12)
Tổ hợp môn xét tuyển:
- Toán, Sinh học, Hóa học (B00)
- Toán, Vật lí, Hoá học (A00)
- Toán, Hóa học, Tiếng Anh (D07)
- Toán, Sinh học, GDCD (B04)
Thông tin chi tiết tuyển sinh tại: //tuyensinh.sharonkihara.com/
Tư vấn Tuyển sinh:
Hotline: 0888.0111.01
Di động: 0905151415 (Trưởng Bộ môn phụ trách ngành Công nghệ Thực phẩm)
Thông tin Khoa Cơ khí và Công nghê: //ckcn.sharonkihara.com
VII. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THẾ NÀO?
Sinh viên được học tại trường đại học có lịch sử hơn 50 năm xây dựng và phát triển, một cơ sở giáo dục Đại học đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2017.
Sinh viên được rèn luyện trong môi trường sư phạm, hoạt động đoàn thể với các câu lạc bộ kỹ năng mạnh nhất khu vực.
Sinh viên được cam kết hỗ trợ việc làm thêm, được cam kết 91% việc làm sau khi ra trường.
Được sống trong môi trường xã hội an toàn, chi phí rẻ. Đặc biệt, được sống tại một kinh thành Huế, một quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
B. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA
I. Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu chung
Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 6 (Khung trình độ Quốc gia theo Quyết định 1982/QĐ-TTg), được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ thực phẩm.
- Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Kiến thức
Chương trình đào tạo trang bị kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, khối kiến thức cơ sở chuyên ngành và khối kiến thức chuyên ngành trong tính toán thiết kế nhà máy, lựa chọn công nghệ sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh; phân tích, đánh giá và phát triển sản phẩm; kiểm tra, kiểm soát chất lượng các sản phẩm thực phẩm.
Kỹ năng
Chương trình đào tạo trang bị kỹ năng nghề nghiệp thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong chế biến thực phẩm như: thiết kế, lựa chọn và tổ chức, điều hành dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm; đảm nhiệm được nhiệm vụ quản lý và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm như: tư vấn, phân tích, đánh giá, kiểm soát các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; tham gia nghiên cứu, giảng dạy và phát triển sản phẩm thực phẩm.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Chương trình đào tạo xây dựng năng lực nghề nghiệp như vận dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn, phân tích, đánh giá, tổ chức, thực hiện các vấn đề liên quan chuyên môn và các năng lực tự chủ với cá nhân, xã hội như đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
II. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
- Kiến thức (PLO1)
– PLO1.1. Vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, pháp luật; giáo dục thể chất (chứng chỉ); quốc phòng – an ninh (chứng chỉ); công nghệ thông tin (chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản) vào công việc thực tiễn của một kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm.
– PLO1.2. Vận dụng được kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và môi trường làm nền tảng tư duy để giải quyết các vấn đề trong công việc thực tiễn của một kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0.
– PLO1.3. Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và ngoại ngữ để ứng dụng trong công tác chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
– PLO1.4. Vận dụng được kiến thức cơ sở chuyên ngành cho lựa chọn, xử lý, bảo quản nông sản thực phẩm; tính toán và lựa chọn công nghệ sản xuất thực phẩm; phân tích, kiểm tra, đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm; có khả năng phân tích, đánh giá, nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm.
– PLO1.5. Vận dụng và phân tích được kiến thức cơ sở chuyên ngành trong thiết kế, lựa chọn, tổ chức vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm đảm bảo vệ sinh và lao động.
– PLO1.6. Có khả năng vận dụng kiến thức cơ sở chuyên ngành trong phân tích các vấn đề chuyên môn làm cơ sở cho đánh giá, đề xuất cải tiến về công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm thực phẩm.
– PLO1.7. Vận dụng được được các kiến thức bổ trợ ngành để phát triển tư duy nghề nghiệp; tổ chức, quản lý điều hành công việc chuyên môn; khởi nghiệp, thương mại và phát triển các sản phẩm về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
- Kỹ năng (PLO2)
– PLO2.1. Kỹ năng xác định, lựa chọn giải pháp giải quyết và cải thiện các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành Công nghệ thực phẩm một cách phù hợp.
– PLO2.2. Xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh chuyên môn; phân tích dữ liệu, diễn giải và truyền đạt các kết quả thực hiện, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc.
– PLO2.3. Kỹ năng tạo ra ý tưởng, phát triển khởi nghiệp như một chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường nghề nghiệp luôn thay đổi.
– PLO2.4. Có năng lực bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoặc tương đương).
– PLO2.5. Thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong thiết kế, lựa chọn và tổ chức, điều hành dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
– PLO2.6. Thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong quản lý và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm như tư vấn, phân tích, đánh giá, kiểm định, kiểm soát chất lượng thực phẩm; tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất thực phẩm.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm (PLO3)
– PLO3.1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và làm việc với bối cảnh toàn cầu hoá.
– PLO3.2. Thực hiện làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm, hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong bối cảnh thay đổi thường xuyên của công việc.
– PLO3.3. Thực hành được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm.
– PLO3.4. Có năng lực tự chủ trong phân tích, đánh giá và tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan chuyên môn ngành Công nghệ thực phẩm.
III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội, các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ).
IV. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
– Kỹ sư vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm.
– Cán bộ quản lý, giám sát và đảm bảo chất lượng.
– Cán bộ quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
– Nhân viên nghiên cứu phát triển sản phẩm.
– Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các Viện, Trường có nghiên cứu, đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Kiểm nghiệm thực phẩm, Dinh dưỡng.
C. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH (Tên và khối lượng các học phần)
Số TT | Mã học phần | Tên học phần | Số TC |
A | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 41 | |
I | Lý luận chính trị | 11 | |
1 | CTR1018 | Triết học Mác – Lênin | 3 |
2 | CTR1019 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 |
3 | CTR1020 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
4 | CTR1021 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
5 | CTR1022 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
II | Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường | 19 | |
6 | CBAN12202 | Toán thống kê | 2 |
7 | CBAN10304 | Hóa học | 4 |
8 | CBAN12302 | Vật lý | 2 |
9 | CBAN11902 | Tin học | 2 |
10 | CBAN11803 | Sinh học | 3 |
11 | CBAN10502 | Hóa lý | 2 |
12 | NHOC15302 | Sinh thái và môi trường | 2 |
13 | NHOC31572 | Công nghệ cao trong nông nghiệp | 2 |
III | Khoa học xã hội và nhân văn | 4 | |
14 | TNMT29402 | Nhà nước và pháp luật | 2 |
15 | KNPT14602 | Xã hội học đại cương | 2 |
IV | Ngoại ngữ không chuyên | 7 | |
16 | ANH1013 | Ngoại ngữ không chuyên 1 | 3 |
17 | ANH1022 | Ngoại ngữ không chuyên 2 | 2 |
18 | ANH1032 | Ngoại ngữ không chuyên 3 | 2 |
B | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 116 | |
I | Kiến thức cơ sở ngành | 37 | |
Bắt buộc | 31 | ||
19 | CKCN31793 | Hóa sinh thực phẩm | 3 |
20 | CKCN19303 | Vi sinh thực phẩm | 3 |
21 | CKCN23402 | Hóa học thực phẩm | 2 |
22 | CKCN31412 | Thực hành hóa sinh – vi sinh vật thực phẩm | 2 |
23 | CKCN31262 | Quá trình và thiết bị chuyển khối | 2 |
24 | CKCN31272 | Quá trình và thiết bị cơ học | 2 |
25 | CKCN31963 | Nhiệt và quá trình thiết bị truyền nhiệt | 3 |
26 | CKCN31282 | Quá trình và thiết bị công nghệ sinh học | 2 |
27 | CKCN22102 | Công nghệ lạnh thực phẩm | 2 |
28 | CKCN31692 | Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm | 2 |
29 | CKCN22202 | Công nghệ sấy nông sản thực phẩm | 2 |
30 | CKCN31182 | Hình họa – vẽ kỹ thuật | 2 |
31 | CKCN27802 | Thiết kế nhà máy thực phẩm | 2 |
32 | CKCN31162 | Đồ án thiết bị | 2 |
Tự chọn (6/12) | 6 | ||
33 | CKCN31812 | Kỹ thuật điện – Điều khiển trong Công nghệ thực phẩm | 2 |
34 | CKCN31302 | Sinh lý, sinh hóa nông sản sau thu hoạch | 2 |
35 | CKCN29102 | Vật lý học thực phẩm | 2 |
36 | CKCN24502 | Kỹ thuật an toàn và môi trường | 2 |
37 | CKCN31312 | Sinh vật hại nông sản sau thu hoạch | 2 |
38 | CKCN31952 | Nghiên cứu và phát triển sản phẩm | 2 |
II | Kiến thức ngành | 50 | |
Bắt buộc | 40 | ||
39 | CKCN31033 | Công nghệ bảo quản và chế biến rau, quả | 3 |
40 | CKCN21103 | Công nghệ chế biến đường mía, bánh kẹo | 3 |
41 | CKCN31042 | Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao | 2 |
42 | CKCN21202 | Công nghệ chế biến lương thực | 2 |
43 | CKCN31053 | Công nghệ chế biến thịt, trứng, sữa | 3 |
44 | CKCN31062 | Công nghệ chế biến thủy sản | 2 |
45 | CKCN21902 | Công nghệ đồ uống | 2 |
46 | CKCN22002 | Công nghệ enzyme | 2 |
47 | CKCN31982 | Seminar Công nghệ thực phẩm | 2 |
48 | CKCN31123 | Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm | 3 |
49 | CKCN31103 | Đánh giá chất lượng thực phẩm | 3 |
50 | CKCN26702 | Quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm | 2 |
51 | CKCN31363 | Thực hành chuyên ngành thực phẩm 1 | 3 |
52 | CKCN31372 | Thực hành chuyên ngành thực phẩm 2 | 2 |
53 | CKCN32002 | Tiếng Anh chuyên ngành thực phẩm | 2 |
54 | CKCN26802 | Quy hoạch thực nghiệm | 2 |
55 | CKCN31142 | Đồ án Công nghệ | 2 |
Tự chọn (10/20) | 10 | ||
56 | CKCN26202 | Phụ gia thực phẩm | 2 |
57 | CKCN20202 | Bao gói thực phẩm | 2 |
58 | CKCN27902 | Thực phẩm truyền thống | 2 |
59 | CKCN29402 | Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm | 2 |
60 | CKCN31522 | Độc tố học cơ bản trong thực phẩm | 2 |
61 | CKCN31942 | Luật an toàn thực phẩm | 2 |
62 | CKCN31612 | Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) | 2 |
63 | CKCN31602 | Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm |
2 |
64 | KNPT28202 | Marketing nông nghiệp | 2 |
65 | CKCN31582 | Phân tích rủi ro và quản lý an toàn thực phẩm | 2 |
III | Kiến thức bổ trợ | 6 | |
66 | KNPT21602 | Kỹ năng mềm | 2 |
67 | KNPT34752 | Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo | 2 |
68 | KNPT23002 | Phương pháp tiếp cận khoa học | 2 |
IV | Thực tập nghề nghiệp | 9 | |
69 | CKCN28702 | Tiếp cận nghề CNTP | 2 |
70 | CKCN31343 | Thao tác nghề CNTP | 3 |
71 | CKCN28204 | Thực tế nghề CNTP | 4 |
V | Khóa luận tốt nghiệp | 14 | |
72 | CKCN32114 | Khóa luận tốt nghiệp CNTP | 14 |
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA | 157 |