KHOA: LÂM NGHIỆP
NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Mã ngành: 7549001 | Chỉ tiêu tuyển sinh: 40 | ||
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung | Thời gian đào tạo: 4 năm (128 tín chỉ) | ||
Liên hệ ĐT: 02343514294; Hotline 1: 0979.467.756; Hotline 2: 0905.376.055; Hotline 3: 0914.114.723 Website: tuyensinh.sharonkihara.com/; //ln.sharonkihara.com/ Facebook: ; |
|||
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO | |||
Đào tạo người Kỹ sư Chế biến lâm sản có phẩm chất chính trị, đạo dức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực Chế biến lâm sản và khả năng thiết kế và xây dựng được các tổ hợp máy chế biến thông dụng cũng như thiết kế các sản phẩm đồ mộc. vận hành thành thạo các loại máy chế biến gỗ thông dụng, có kỹ năng trong lập kế hoạch cũng như quản lý quá trình sản xuất. Sau khi tốt nghiệp các học viên có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp và cơ sở chế biến lâm sản.
Sinh viên Ngành Chế biến lâm sản thực tập tại cơ sở sản xuất
|
|||
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP | |||
Kiến thức – Nắm vững kiến thức về: Công nghệ sấy gỗ; xẻ gỗ; làm mộc; Thiết kế đồ mộc, nhà xưởng CBLS; – Có kiến thức cơ bản về: Bảo quản gỗ và lâm sản; Ván nhân tạo; Hóa lâm sản; Keo dán gỗ. Kỹ năng – Nhận biết cây rừng; nhận diện mặt gỗ; Chọn gỗ và nguyên liệu cho sản xuất CBLS; – Kiểm tra, đánh giá tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ; – Có kỹ năng đọc bản vẽ; hướng dẫn, giám sát thi công trong CBLS; – Có kỹ năng trong bảo dưỡng, điều chỉnh, vận hành máy móc, thiết bị CBLS; – Có tay nghề trong CBLS như sấy gỗ; xẻ gỗ; sản xuất đồ mộc; – Thành thạo vẽ kỹ thuật, thiết kế đồ họa và bóc tách bản vẽ sản xuất đồ gỗ, kỹ năng tính toán, thành thạo thao tác trên máy vi tính mà chuyên ngành đòi hỏi bắt buộc; – Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản và thi công các công trình xây dựng gỗ; Giao tiếp xã hội và làm việc nhóm tốt; sử dụng tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; Thực tập – thực tế nghề nghiệp tại các doanh nghiệp
Thực tập – thực tế nghề nghiệp tại các doanh nghiệp |
|||
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP | |||
CƠ HỘI VIỆC LÀM
– Tỷ lệ sinh viên ngành Công nghệ Chế biến Lâm sản sau khi tốt nghiệp trong những năm gần đây có hơn 98% có việc làm đúng chuyên môn. Nhu cầu tuyển dụng từ các công ty rất lớn, có nhiều doanh nghiệp đã đăng ký chỉ tiêu trước khi sinh viên ra trường hoặc tuyển dụng trực tiếp tại các ngày hội việc làm do nhà trường tổ chức. Với những cam kết sinh viên có công việc ổn định và mức lương hấp dẫn sau khi tốt nghiệp. VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA KỸ SAU KHI TỐT NGHIỆP
– Nhân viên kỹ thuật: Phụ trách về mặt công nghệ, chịu trách nhiệm đảm bảo các thông số kỹ thuật của sản phẩm, đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của dây chuyền sản xuất. Hướng dẫn các thao tác vận hành và sử dụng máy móc chế biến gỗ. Đảm nhận các vị trí kỹ thuật viên, tổ trưởng, quản đốc của các doanh nghiệp chế biến lâm sản. – Nhân viên thiết kế: Phụ trách về mảng tạo hình, mẫu mã sản phẩm, tính toán giá thành, cường độ, xây dựng kết cấu sản phẩm. Chịu trách nhiệm về kiểu dáng, đưa ra các ý tưởng sản phẩm. Tạo lập các bản vẽ thi công sản phẩm và hướng dẫn lắp đặt. Tư vấn về lắp đặt và thi công đồ gỗ và các công trình nội thất liên quan. – Nhà quản lý: Xây dựng phương án, lên kế hoạch công việc, điều chỉnh, phân công nhân sự tới các khâu tương ứng. Đảm bảo sự lưu thông của dòng công việc, phân bổ hợp lý lực lượng. Kiểm soát, theo dõi, giám sát hoạt động của công nhân và các nhân viên cấp dưới. Các vị trí việc làm tương ứng như: giám đốc phân xưởng, quản đốc nhà máy… – Cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý tại các cơ quan nhà nước liên quan đến các lĩnh vực lâm nghiệp và chế biến lâm sản; |
|||
THÔNG TIN KHÁC
Website liên quan ngành nghề và việc làm của Kỹ sư thuộc chuyên ngành Công nghệ Chế biến lâm sản:
|