Giải pháp hữu ích của Cổng game tài xỉu quốc tế , Đại học Huế được cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ và được Đại học Huế khen thưởng nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5

Theo Quyết định số 7463w/QĐ-SHTT ngày 12/05/2021 về cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích Quy trình nuôi luân trùng Proales similis làm thức ăn cho ấu trùng cá biển của các tác giả PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phước và TS. Lê Văn Bảo Duy, Khoa Thủy sản, Cổng game tài xỉu quốc tế (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH). Ngày 13/05/2021, Giám đốc ĐHH đã ký quyết định khen thưởng thành tích hoạt động khoa học và công nghệ năm 2021, trong đó đã khen thưởng bằng độc quyền giải pháp hữu ích của nhóm tác giả.

Giới thiệu tóm tắt giải pháp hữu ích được bảo hộ sở hữu trí tuệ:

Rotifers siêu nhỏ (Proales similis) đóng vai trò cốt lõi và được ứng dụng trong sản xuất giống đối với nhiều loài cá biển có cỡ miệng nhỏ như cá dìa, cá mú, cá tráp, chình biển và một số loài cá cảnh. Tuy nhiên, việc nuôi thương phẩm rotifers siêu nhỏ (Proales similis) chỉ mới dừng lại ở mức độ thí nghiệm (30L) và thời gian nuôi kéo dài 11-14 ngày dẫn đến dễ thất bại  do bị nhiễm nguyên sinh động vật, vi khuẩn có hại do quá trình nuôi kéo dài.

Sáng chế đưa công thức thức ăn mới (Thức ăn A), với việc pha trộn giữa tảo với 5 chủng vi khuẩn có lợi trong sản xuất rotifer (Proales similis) làm thức ăn cho ấu trùng cá biển siêu nhỏ ở quy mô lớn, giảm thời gian nuôi từ 11-14 ngày xuống còn 6-8 ngày, giảm tỉ lệ rủi ro cảm nhiễm đối với nguyên sinh động vật và vi khuẩn gây bệnh và giúp sản xuất đủ lượng rotifers ở quy mô 300 lít với mật độ >500.000 rotifers/L. Công thức thức ăn A bao gồm: 55% tảo Nannochloropsis oculata, 15% tảo Chlorella vulgaris, 5% vi khuẩn Lactobacillus plantarum BHTS10, 5% vi khuẩn L. brevis BHTS2, 5% vi khuẩn Pediococcus acidilactici BHTS12, 5% vi khuẩn P. pentosaceus BHTS4, 5% vi khuẩn L. fermentum BHTS6 và 5% vi khuẩn Bacillus subtilis BHTS3. Sáng chế đã đưa ra quy trình nuôi loài rotifer siêu nhỏ gồm 3 bước như sau:

– Giai đoạn 1 (giai đoạn nhân giống). Nuôi ban đầu ở thể tích nhỏ 50ml rotifer giống với mật độ 200.000 con/L được nuôi sang thể tích 1L được cho ăn 6 lần/ngày với hỗn hợp thức ăn A (5 ml thức ăn A/L/ngày) và Baker yeast (20 mg/L/ngày).

– Giai đoạn 2 (giai đoạn tăng sinh): cấy chuyền 1L rotifer giống với mật độ 500.000 con/L được nuôi sang thể tích 10L, sau khi đạt mật độ 500.000 con/L được chuyển sang nuôi thể tích 80L. Rotifer được cho ăn 6 lần/ngày với liều lượng 10 mL thức ăn A và 30 mL Baker yeast ở giai đoạn nuôi 10L và tăng lên 15 ml thức ăn A và 40 mg Baker yeast /L/ngày ở giai đoạn nuôi thể tích 80L.

– Giai đoạn 3 (nuôi sinh khối): cấy chuyền 80L rotifer giống với mật độ 500.000 con/L được nuôi sang thể tích 300L Thức ăn giai đoạn này là 20 mL thức ăn A kết hợp với 50 mg Baker yeast.

Thông tin liên hệ hợp tác nghiên cứu và phát triển:

    • Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế và Thông tin Thư viện, trường ĐHNL, ĐHH; SĐT: 02343525049 hoặc email: [email protected]
    • PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phước, email: [email protected], SĐT: 0962135574
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích “Quy trình nuôi luân trùng Proales similis làm thức ăn cho ấu trùng cá biển”