Đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Bảo vệ Thực vật

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Bảo vệ thực vật với mục tiêu góp phần phát triển đội ngũ khoa học có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực bảo vệ thực vật phục vụ cho đất nước và khu vực miền Trung và Tây nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp an toàn, môi trường thân thiện và bền vững.
1. Ngành tuyển

a) Ngành tuyển không cần bổ túc thêm kiến thức: Bảo vệ thực vật, Trồng trọt, Khoa học cây trồng, Nông học, Khoa học nghề vườn, Làm vườn sinh vật cảnh;

b) Ngành tuyển cần bổ sung thêm kiến thức gồm: Sinh học, Sư phạm kỹ thuật Nông Lâm, Nông nghiệp sạch, Lâm nghiệp, Khuyến Nông, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường.

2. Nguồn tuyển

– Nguồn tuyển sinh thẳng qua kỳ thi sát hạch là sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo theo đúng mục 1 khoản a (ngành tuyển không cần bổ sung thêm kiến thức).

– Nguồn thi tuyển cần học bổ sung 4 học phần chuyển đổi được áp dụng đối với các đối tượng tham gia thi tuyển nằm trong nhóm ngành gần ở mục 1 khoản b (ngành tuyển cần bổ sung thêm kiến thức).

3. Đối tượng dự tuyển

Những kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật tốt nghiệp đạt loại giỏi thì được xét chuyển thẳng vào học Thạc sĩ với tỷ lệ không quá 5 % so với chỉ tiêu tuyển sinh Bộ GD & ĐT.

Người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

Các văn bằng cần có:

+ Bằng tốt nghiệp đại học (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học tạm thời đối với sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học) ngành tuyển không cần bổ túc thêm kiến thức như đã nêu trên.

+ Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học tạm thời đối với sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học) ngành tuyển cần bổ sung thêm kiến thức ở trên thì phải học bổ túc kiến thức liên quan đến chuyên ngành BVTV, tối thiểu phải đảm bảo 10 tín chỉ trong số các học phần của chương trình bậc đại học.

Danh sách các học phần cần bổ túc thêm đối với ngành học gần

Học phần

Số tín chỉ

– Côn trùng đại cương

3

– Bệnh cây đại cương

3

– Thuốc bảo vệ thực vật

2

– Kiểm dịch thực vật

2

Tổng ĐVTC phải bổ túc

10

4. Các môn thi tuyển

Các thí sinh theo học Thạc sĩ ngành BVTV, phải thi đầu vào 3 môn sau:

– Ngoại ngữ: Theo quy định chung của Đại học Huế.

– Môn cơ bản: Toán xác suất – Thống kê.

– Môn cơ sở: Côn trùng đại cương và Bệnh cây đại cương.

5. Các môn thi tuyển

– Hệ tập trung: 2 năm

– Hệ không tập trung: 3 năm

6. Khung chương trình đào tạo

Đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Bảo vệ Thực vật | Cổng thông tin điện tử <!– p.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin-bottom:.0001pt; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in} table.MsoNormalTable {mso-style-parent:""; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; } —

Mã MH

Môn học

Số tín chỉ

Tổng

LT

TH

Phần 1: Các môn chung

7

7

0

NLTH501

Triết học

4

4

0

NLTA502

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

3

3

0

Phần 2: Các môn cơ sở bắt buộc

6

4,5

1,5

BVTK 503

Thống kê sinh học ứng dụng

2

1,5

0,5

BVST 505

Sinh thái học côn trùng

2

1,5

0,5

BVST 506

Sinh thái bệnh hại thực vật

2

1,5

0,5

Phần 3: Các môn cơ sở tự chọn (chọn 3/8 môn)

6

4,5

1,5

BVSL 504

Sinh lý thực vật nâng cao

2

1,5

0,5

BVSH 507

Sinh học đất

2

1,5

0,5

BVCG 508

Chọn giống cây trồng nâng cao

2

1,5

0,5

BVDD 509

Dinh dưỡng cây trồng nâng cao

2

1,5

0,5

BVHT 510

Hệ thống nông nghiệp

2

1,5

0,5

BVDT 511

Dịch tễ học thực vật

2

1,5

0,5

BVCN 512

Công nghệ sinh học trong BVTV

2

1,5

0,5

BVGC 513

Giống chống chịu dịch hại

2

1,5

0,5

Phần 4: Các môn chuyên ngành bắt buộc

8

6

2

BVNH 514

Nấm hại thực vật

2

1,5

0,5

BVHT 516

Hình thái và phân loại côn trùng

2

1,5

0,5

BVSV 517

Sinh vật học côn trùng

2

1,5

0,5

BVKH 518

Khoa học quản lý cỏ dại

2

1,5

0,5

Phần 5: Các môn chuyên ngành tự chọn (chọn 4/9 môn)

8

6

2

BVVK 515

Vi khuẩn và vi rút hại thực vật

2

1,5

0,5

BVND 519

Nông dược bảo vệ thực vật

2

1,5

0,5

BVQL 520

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

2

1,5

0,5

BVDT 521

Đấu tranh sinh học

2

1,5

0,5

BVQL 522

Quản lý dịch hại sau thu hoạch

2

1,5

0,5

BVTT 523

Tuyến trùng hại thực vật

2

1,5

0,5

BVQL 524

Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)

2

1,5

0,5

BVTH 525

Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

2

1,5

0,5

BVQL 526

Quản lý sinh vật hại rừng

2

1,5

0,5

Phần 6: Luận văn tốt nghiệp

10

Tổng cộng

45