Tên luận án: Sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có nhằm tăng năng suất và giảm phát thải khí mêtan của bò vàng địa phương ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 9620105
Tên NCS: Sangkhom Inthapanya
Người hướng dẫn:
- PGS.TS. Lê Đình Phùng
- GS.TS. Lê Đức Ngoan
Cơ quan: Cổng game tài xỉu quốc tế , Đại học Huế
Những đóng góp của luận án
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn sẵn thông qua sức sản xuất và chỉ số phát thải khí mêtan của bò vàng địa phương ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Nghiên cứu gồm 5 thí nghiệm được trình bày trong 5 chương của luận án. Thí nghiệm I, III và IV nhằm xác định sản lượng khí mêtan trong điều kiện lên men in vitro của các thức ăn. Thí nghiệm II xác định lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hoá và cân bằng N ở bò, và cuối cùng, thí nghiệm V xác định sinh trưởng và sản lượng khí mêtan khi bò được cho ăn các thức ăn địa phương. Đây là những nghiên cứu đầu tiên và cũng là những thông tin lần đầu có ở Lào về sử dụng nguồn thức ăn địa phương để điều chỉnh sự lên men dạ cỏ từ đó giảm phát thải khí mêtan và đồng thởi cải thiện năng suất của bò thịt.
Củ sắn lên men với ure, diamon phốt phát và nấm men (Saccharomyces cerevisiae) được sử dụng làm nguồn thức ăn năng lượng. Trong khi, lá sắn sử dụng như nguồn protein thoát qua (by-pass). Hàm lượng HCN trong củ và lá ảnh hưởng đến quá trình hình thành mêtan trong dạ cỏ. Bả bia và hèm rượu cũng được sử dụng làm nguồn protein thoát qua và cũng có vai trò như prebiotic giúp cộng đồng vi sinh vật dạ cỏ phát triển vì vậy tăng khử độc HCN khi bò ăn thân lá sắn.
Tổng sinh khí và khí mêtan trong lên men in vitro thấp hơn ở cơ chất có sắn củ lên men tiếp theo là ủ chua so với bột sắn khô. Hơn nữa, tổng sinh khí và khí mêtan giảm khi thay bột lá sắn thay thế lá rau muống và khi bổ sung bả bia và hèm rượu. Ngoài ra, bổ sung hèm rượu vào cơ chất tăng hàm lượng axit propionic trong dạ cỏ và giảm 26% tỷ lệ mêtan/cacbonic trong khí tiêu hoá ở dạ cỏ.
Bổ sung 5% bả bia (tính theo chất khô) vào khẩu phần có sắn ủ chua và rơm ủ ure với thân lá sắn hay rau muống làm nguồn protein đã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá chất khô và N tích luỹ ở bò vàng địa phương. Tốc độ sinh trưởng tăng 40% và hệ số chuyển hoá thức ăn giảm 20% của bò cho ăn sắn củ lên men, lá sắn và bổ sung 2,75% (tính theo vật chất khô) hèm rượu.
——————————————————————————–
THE NEW CONTRIBUTION OF THE DISSERTATION
Dissertation title: Utilization of locally available feed resources for increasing performance and reducing enteric methane production of local yellow cattle in Lao PDR
Major: Animal Sciences
Code: 9620105
Author name: Mr. Sangkhom Inthapanya
Supervisors:
- Associate Professor Dr Le Dinh Phung
- Professor Dr Le Duc Ngoan
Institutions: Hue University of Agriculture and Forestry
Contribution of the dissertation
The research was aimed at utilizing of locally available feed resources for increasing performance and reducing enteric methane production of local yellow cattle in Lao PDR. There were five experiments presented on the dissertation. Experiments I, III and IV were to study gas and methane production in an in vitro rumen fermentation. Experiment II was to study intake, digestibility and N balance in local yellow cattle and finally, experiment V was to study the growth rate and enteric methane production from local yellow cattle. This is the first series of studies and the first scientific information in Laos onutilizing locally available feed resources to manipulate rumen fermentation and thus to mitigate methane emissions and at the same time to improve cattle performance.
Cassava roots fermented with urea, di-ammonium phosphate and yeast (specifically Saccharomyces cerevisiae) was used as an energy source. The cassava foliage was used as a source of bypass protein.The presence of cyanogenic glucosides in the root and foliage, which are converted to hydro-cyanide (HCN) in the rumen was involved in a reduction in methanogenesis. Brewers’ grains and rice distiller by products were a source of bypass protein and acted as a “prebiotic” providing habitat enabling the evolution of rumen microbial communities capable of detoxifying the HCN when the cassava foliage was consumed by the cattle.
Total gas and methane production in vitro incubation was lower for the fermented cassava root, and then for the ensiled cassava root than for the dried root. In addition, total gas and methane production was reduced when cassava leaf meal replaced water spinach meal and when supplementing with brewers’ grains and rice distillers’ by-product. Moreover, rice distillers’ by-product supplementation in substrate increased the concentration of propionic acid in the rumen and reduced by 26% the ratio of methane to carbon dioxide in the eructed rumen gas.
Adding 5% of brewers’ grains to a diet of ensiled cassava root, urea and rice straw supplemented with either cassava foliage or water spinach as a main protein source increased the apparent DM digestibility and N retention in local yellow cattle. Growth rate and feed conversion ratio in local yellow cattle were improved by 40 and 20%, respectively when a diet of fermented cassava root and cassava foliage was supplemented with 2.75% (in DM) of rice distillers’ by-product.
Tải file tại đây./.