Đề tài luận án: Ảnh hưởng của hạn hán đến quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 9 85 01 03
Khóa: 2016 – 2019
Người hướng dẫn nghiên cứu sinh: PGS.TS. Huỳnh Văn Chương – Đại học Huế.
Đơn vị đào tạo: Cổng game tài xỉu quốc tế
, Đại học Huế
Những đóng góp của luận án
– Luận án Tiến sĩ này là công trình khoa học được nghiên cứu theo hướng kết hợp kiến thức khoa học, các phương pháp nghiên cứu mới trên thế giới với kiến thức của các bên liên quan và kiến thức của người dân địa phương trong đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến công tác quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
– Xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng đến biến động diện tích đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang là hạn hán, chính sách quản lý đất trồng lúa, thu nhập và đô thị hóa. Đồng thời xác định được ảnh hưởng của hạn hán đến một số nội dung trong công tác quản lý nhà nước về đất trồng lúa; và ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất trồng lúa ở cấp huyện, xã và hộ gia đình theo phân vùng địa hình (miền núi, trung du và đồng bằng).
– Chỉ ra được mức hạn và phân bố của hạn hán về mặt không gian và thời gian trên diện tích đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang bằng cách sử dụng kết hợp phương pháp đánh giá hạn về mặt khí tượng (SPI) với phương pháp ứng dụng GIS và viễn thám.
– Trên cơ sở phân tích tính khả thi (dựa trên năm tiêu chí: tài chính, kỹ thuật, lao động, quản lý và hưởng lợi) của các giải pháp thích ứng với hạn hán hán đang áp dụng tại huyện, luận án đã đề xuất được các nhóm giải pháp thích ứng với hạn hán trong quá trình quản lý và sử dụng đất trồng lúa phù hợp với thực tiễn địa phương.
———————————————————————
Dissertation title: Drought impacts on management and use of paddy rice land in Hoa Vang district, Danang city
Discipline: Land Management
Code: 9 85 01 03
Year: 2016 – 2019
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Huynh Van Chuong – Hue University.
Training unit: University of Agriculture and Forestry, Hue University.
Contribution of the dissertation
– This dissertation is a scientific work which is studied focus on combining scientific knowledge, new research methods in the world with the knowledge of related stakeholders and local people in order to assessment impact of drought on management and use of paddy rice land in Hoa Vang district, Danang city.
– Identifying 4 factors affecting the change of paddy land in Hoa Vang district is drought, policies to manage rice land, income and urbanization. At the same time, it is possible to determine the impact of drought on some contents in the state management of rice land; and the impact of drought on paddy land use at district, commune and household levels according to terrain partitions (mountainous, midland and delta areas).
– Indentifying drought level and analyzing spatial and temporal distribution of drought impacts on paddy rice areas in Hoa Vang district by using a combining drought assessment method based on SPI index with application GIS and remote sensing research methods.
– Based on the feasibility analysis of the adaptive drought solutions applied in the district (using five criteria: financial, technical, labor, management and benefits), the findings of this dissertation has recommended a number of feasible drought adaptation solutions that are suitable to the actual situation of the study areas in management and use of paddy rice land.