Biến nhu cầu của thị trường thành năng lực người học

Trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ hệ thống các trường đại học và cao đẳng, thì nhiều trường hiện đang phải đối mặt với thách thức về cạnh tranh hòng khẳng định vị thế của mình, đồng thời đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội. Khó khăn hơn cả vẫn là những trường đại học mang tính đặc thù (khối kỹ thuật, nghệ thuật). Làm gì để giải bài toán khó trong cải thiện chất lượng, duy trì sự phát triển của nhà trường, để tránh lãng phí trong đào tạo? Báo Giáo dục và Thời đại đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Lê Văn An-Hiệu trưởng Cổng game tài xỉu quốc tế – ĐH Huế.

Sinh viên Khoa Nông học trong giờ thực hành

P.V: Thưa PGS.TS. Lê Văn An, những năm qua, đề cập đến đổi mới giáo dục đại học, các trường đều quán triệt phương châm đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Thế nhưng kết quả thì ở trường này hay trường khác, ngành này hay ngành khác, kể cả trong cùng một ngành nhưng ở thời điểm này hay thời điểm khác lại không giống nhau. Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?

PGS.TS Lê Văn An: Đúng như vậy. Tôi cho rằng, tất cả các trường đều mong muốn thu hút được người học. Tuy nhiên, bước đi của từng trường thì không phải hoàn toàn giống nhau, vì mỗi trường có một hoàn cảnh, một đặc thù, một đối tượng người học riêng. Chỉ có một vấn đề sao cho sinh viên có việc làm thì vẫn luôn là bài toán nan giải.

P.V:Vâng, đã tới lúc không chỉ chú tâm đến chất lượng đầu vào mà còn phải đặc biệt chú ý đến chất lượng đầu ra, nghĩa là làm sao sản phẩm do nhà trường đào tạo được thị trường lao động tiếp nhận. Theo như chúng tôi được biết thì các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp một thời gian khá dài trước đây từng khó khăn trong thu hút người học, nếu không nói là thiếu vắng người học. Nhận xét này có còn phù hợp ở thời điểm này hay không, thưa ông?

PGS.TS Lê Văn An:Khoảng vài ba năm trước đây dù có cố gắng lắm, Trường Nông Lâm Huế cũng chỉ đảm bảo được 2/3 chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được giao. Nhưng mùa tuyển sinh năm nay 2015, Cổng game tài xỉu quốc tế Huế có số lượng tuyển sinh đạt chỉ tiêu và là một trong hai trường thành viên của Đại học Huế có số lượng tuyển sinh đạt chỉ tiêu cao. Năm học này trường đã đón nhận 2.383 sinh viên hệ chính quy tập trung khóa 49 (đạt gần 100% chỉ tiêu) nâng quy mô SV của trường lên 9262 SV, với 30 ngành và chuyên ngành đào tạo đại học.

Các sinh viên Khoa Nông học đang nghiên cứu quy trình ủ lấy hương vị quả Vanila

P.V: Bằng cách nào mà nhà trường có thể “xoay” được tình thế trong thu hút người học, ở một bối cảnh cạnh tranh quyết liệt như hiện nay?

PGS.TS Lê Văn An: Chất lượng đào tạo là sự sống còn, là uy tín của một trường đại học. Từ việc xác định như vậy, Trường ĐH Nông Lâm Huế đã chọn 2 đích ngắm cần đạt đến trong năm học này và những năm tiếp theo là: một mặt vừa thu hút người học; mặt khác, phải thật sự quan tâm đến số lượng và tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm và làm việc đúng với ngành nghề đào tạo. Hai mục đích này vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà trường, vừa đảm bảo quyền lợi cho người học; trong đó, quyền lợi cho người học ngày càng được coi trọng và hoàn thiện hơn.

Một buổi thực hành sinh viên ngành Khoa học cây trồng

P.V:Vấn đề ông vừa đặt ra quả là rất thuyết phục. Xin ông vui lòng cho biết rõ hơn về cách giải quyết vấn đề một cách rốt ráo, có hiệu quả trong thu hút người học?

PGS.TS Lê Văn An:

Thường thì trước mùa tuyển sinh, hầu hết các trường đều lập các đoàn đi tới nơi này, nơi nọ để làm công tác tư vấn, cung cấp thông tin cho học sinh về quyền lợi theo học ở trường mình. Việc làm này có thể mang lại lợi ích trước mắt cho nhà trường, nhưng chưa chắc đã mang lại lợi ích cho người học sau khi tốt nghiệp ra trường. Phân định được rạch ròi như vậy, trong mấy năm gần đây, chúng tôi đã lập kế hoạch cụ thể, xem ai nào là đối tượng tiếp nhận SV của trường sau khi học xong, lập danh sách các đơn vị đó. Trường cử các GV, các đơn vị trong trường liên hệ với các đơn vị tiếp nhận SV ra trường, đặt vấn đề với từng doanh nghiệp để biết họ đã tiếp nhận SV tốt nghiệp của trường trong thời gian qua như thế nào và họ có nhận xét gì về SV họ đã tuyển dụng. Đồng thời, trường cũng muốn biết họ có cần tuyển lao động ở các ngành nghề mà trường đào tạo nữa không? Nếu có, cần tuyển vào thời điểm nào, những yêu cầu gì đối với SV khi tốt nghiệp ở trường mà họ mong đợi? Trên cơ sở đó, từ năm 2014 đến nay trường tổ chức Ngày hội việc làm, mời các công ty, doanh nghiệp đến để phỏng vấn SV sẽ tốt nghiệp ra trường. Qua phỏng vấn trường mong nhận được những ý kiến đánh giá của họ về SV. Cho đến nay Trường đã thường xuyên liên kết, trao đổi với trên 50 doanh nghiệp để nắm bắt thông tin phản ánh của họ về SV của trường có những ưu điểm, hạn chế gì. Nếu là những ưu điểm thì để phát huy và đặt vấn đề gửi gắm, còn nếu là hạn chế, chẳng hạn SV còn khiếm khuyết ở mặt nào: kiến thức, kỹ năng hay thái độ thì cần phải tiếp tục bổ trợ thêm. Trên cơ sở những ý kiến nhận xét về SV và yêu cầu của các doanh nghiệp, các Khoa chuyên môn xem xét để điều chỉnh lại hồ sơ nghề nghiệp và năng lực. Từ năng lực của sinh viên cần có khi ra trường để đối chiếu lại chương trình trình đạo tạo. Tất cả năng lực cần có phải được thể hiện trong chương trình đào tạo để SV khi tốt nghiệp có đầy đủ năng lực như yêu cầu của xã hội, thông qua 120 tín chỉ hay 156 tín chỉ của chương trình đào tạo đại học 4 đến 5 năm ở nhà trường. Nhà trường coi trọng 4 địa bàn đào tạo để xây dựng năng lực cho học sinh, đó là: học ở giảng đường, học ở phòng thí nghiệm, học ở cơ sở nghiên cứu và học ở thực tiễn sản xuất. Hai năm trở lại đây, nhân dịp các ngày lễ hội, các hội nghị khoa học, các dịp gặp mặt truyền thống, các khoa đều mời doanh nghiệp, các công ty, các cựu sinh viên đến tổ chức giao lưu với các sinh viên trong trường, trao học bổng cho các sinh viên. Nhiều công ty như Công ty De Heus, Tập đoàn CP Việt Nam, Cty CP GreenfeedVn, Cty CARGILLVn… cho biết, mức lương khởi điểm sau khi tốt nghiệp được vào làm các công ty là 7 triệu đồng. Có những quản trị viên là cựu SV của trường nay thành đạt tới nói chuyện làm SV càng thêm tin tưởng ở sự lựa chọn, định hướng nghề nghiệp của mình. Sự kết nối giữa nhà trường với xã hội, doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người học. Chính vì vậy mà cả 22 ngành đào tạo SV của trường đều được tuyển dụng. Có những ngành như Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản, Khuyến nông, Công nghệ thực phẩm tỷ lệ tuyển dụng rất cao, nhiều ngành không đủ số lượng theo nhu cầu tuyển dụng của các công ty.

Sinh viên thực hành nuôi trồng nấm

P.V: Biến nhu cầu của thị trường thành năng lực của người học-một khái niệm rất mới khi nói về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Vậy, ông có thể cho biết dựa vào những tiêu chí nào để có thể xác định được năng lực của người học?

PGS.TS Lê VănAn: Năng lực SV đào tạo trong nhà trường được thể hiện trên 3 tiêu chí: Một là: Kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn đào tạo; Hai là: kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn đó trong thực tiễn; Ba là: Thái độ của SV khi đã tự nguyện học tập trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Thái độ yêu quý nghề nghiệp sẽ biến kiến thức, kỹ năng của SV thành hiện thực phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Giáo viên vừa là người hướng dẫn truyền đạt khoa học, vừa là trọng tài để đánh giá năng lực, kết quả học tập của SV một cách chính xác và công minh. Bên cạnh đổi mới chương trình, PP dạy và học cũng phải được cải tiến. Các em SV bên cạnh sự phấn đấu, chăm chỉ học tập rèn luyện, còn có quyền được học và đánh giá năng lực một cách khách quan. Khi đang ở trong nhà trường, thầy cô giáo là người giúp các em đánh giá năng lực mà các em tích luỹ được. Nếu nhận thức được đầy đủ như vậy, đó chính là quá trình đào tạo lấy người học làm trung tâm, nhu cầu xã hội là động lực và thầy cô giáo là thước đo cho hành trang vào đời của SV.

P.V: Xin cảm ơn ông!