Chiều ngày 6/9/2018, tại Cổng game tài xỉu quốc tế – Đại học Huế đã diễn ra buổi nghiệm thu chính thức đề tài KH&CN cấp Đại học Huế.
Tại buổi nghiệm thu, các thành viên Hội đồng và các nhà chuyên môn đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài với kết quả xếp loại: TỐT.
– Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa theo quy mô cánh đồng mẫu lớn ở tỉnh Quảng Bình
– Mã số: DHH2016-02-81
– Chủ nhiệm: Th.S Lê Văn Nam
– Cơ quan chủ trì: Đại học Nông Lâm Huế
– Thời gian thực hiện: 1/2016 – 12/2017
- Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Góp phần hoàn thiện chính sách và giải pháp phát triển sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản xuất lúa gạo.
Mục tiêu cụ thể:
1) Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn ở tỉnh Quảng Bình;
2) Phân tích các hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của việc sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn;
3) Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn ở tỉnh Quảng Bình.
- Tính mới và tính sáng tạo
Nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn trong tổ chức sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn trên cơ sở liên kết sản xuất giữa nông hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Phân tích hiện trạng và điều kiện tổ chức sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn. Nghiên cứu tập trung phân tích những cản trở và mức độ duy trì mô hình sản xuất sau khi thí điểm. Đây là cơ sở để hoàn thiện các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức liên kết sản xuất lúa hàng hóa theo quy mô lớn.
- Kết quả nghiên thu được
Nghiên cứu cho thấy quá trình sản xuất lúa CĐML đã được thí điểm tại huyện Lệ Thủy từ năm 2012 và đã thu hút được sự tham gia của nhiều xã viên ở các HTX tham gia mô hình. Diện tích CĐML từ vụ Đông Xuân 2012- 2013 thử nghiệm trên 90 tại HTX Đại Phong cho đến vụ Đông Xuân 2014- 2015 lên 1054 ha. Nông dân tại các xã sản xuất lúa trọng điểm của huyện đã chuyển đổi dần diện tích sản xuất nhỏ lẽ sang sản xuất theo quy mô lớn hơn thông qua hình thức dồn điền đổi thữa ở các vùng sản sản lúa tập trung hơn. Kết quả đã góp phần giảm được số thữa từ 5,70 thửa trên hộ xuống còn 2,44 thửa/hộ.
Thực trạng mô hình sản xuất lúa CĐML ở huyện Lệ Thủy cho thấy quy mô diện tích bình quân trên một cánh đồng mẫu lớn là 76,7 ha với khoảng 212 hộ tham gia sản xuất đồng loạt 1 đến 2 loại giống đã giúp nông dân tiếp cận được các giống mới chất lượng cao hơn vào sản xuất, giảm được mật độ gieo giống bình quân từ 5,9 kg/sào xuống còn khoảng 4,2 kg/sào và nâng cao năng suất lúa 0,15 tạ/sào tương đương 5,1% so với sản xuất nhỏ lẻ phân tán trước đây.
Quy mô sản xuất lúa lớn hơn góp phần làm giảm chi phí làm đất, chi phí phân bón và chi phí thuốc bảo vệ thực vật nên tổng chi phí sản xuất lúa CĐML củng đã giảm 4,2% so với chi phí sản xuất lúa không theo mô hình CĐML. Nông dân tham gia vào mô hình sản xuất và tiêu thụ lúa theo CĐML vụ Đông Xuân 2014-2015 đạt lợi nhuận là 633.434 đồng/sào cao hơn (53,3%) so với sản xuất ở diện tích không theo mô hình CĐML (413.096 đồng/sào) và hiệu quả đầu tư đồng vốn cũng cao hơn 0,6 lần.
Liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng với doanh nghiệp trong quá trình tổ chức sản xuất CĐML ở các HTX còn nhiều hạn chế. Xu hướng về tiêu thụ lúa theo hợp đồng liên kết sản xuất lúa theo quy trình CĐML có chiều hướng giảm từ gần 40% xuống chỉ còn 15,9% sau hơn 4 năm thí điểm. Điều này đồng nghĩa với việc tiêu thụ lúa sản xuất theo CĐML vẫn phụ thuộc phần lớn vào thu mua địa phương với hơn 77,8% số hộ khảo sát tương đương 84,1 % sản lượng lúa sản xuất theo CĐML tiêu thụ thông qua các thu gom và cơ sở xay xát tại địa phương.
Mức độ duy trì quy trình sản xuất lúa CĐML thấp. Sau 4 năm thực hiện mô hình có đến hơn 81,7% số hộ khảo sát không tiếp tục thực hiện hoàn toàn các khâu theo quy trình sản xuất CĐML. Trong đó, khâu về cùng thực hiện thu hoạch một thời điểm, khâu chăm sóc theo một quy trình và sử dụng đồng loạt 1 loại giống có tỷ lệ hộ không tiếp tục thực hiện cao nhất chiếm tỷ lệ lần lượt là 69,5%, 61,1% và 47,2% số ý kiến khảo sát của các hộ không tiếp tục thực hiện quy trình. Trong đó các yếu tố tác động đến khả năng duy trì sản xuất lúa CĐML là: Thiếu cơ chế hỗ trợ tiêu thụ lúa cho nông dân, người dân không theo kịp tiến độ chung về sản xuất do thiếu lao động thời vụ, người dân muốn dùng giống khác, các khâu dịch vụ hỗ trợ của HTX kém.
Quá trình sản xuất lúa quy trình CĐML ở huyện Lệ Thủy còn nhiều hạn chế trong đó những điểm yếu cần khắc phục gồm: 1) Khâu tổ chức liên kết tiêu thụ lúa sản xuất theo CĐML còn hạn chế dẫn đến không tiêu thụ được sản phẩm cho nông hộ theo hợp đồng; 2) Khó thực hiện một số khâu cơ giới hóa trong sản xuất như gặt đập liên hợp, phơi sấy; 3) Điều kiện giao thông nội đồng phục vụ sản xuất quy mô lớn chưa đáp ứng.
Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn phát triển cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy. Trong đó, các giải pháp cụ thể cần ưu tiên là: 1) Xây dựng liên kết trong sản xuất lúa CĐML gắn với xây dựng thương hiệu lúa gạo thông qua chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao; 2) Tăng cường đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ sản xuất quy mô lớn; 3) Tăng cường công tác hướng dân để thực hiện dồn điền đổi thữa và thay đổi thói quen sản xuất của nông hộ.
- Các sản phẩm của đề tài
Sản phẩm khoa học:
01 Bài báo khoa học đăng trên tạp chí NN-PTNT năm 2017, Tên bài báo: “Hiện trạng và hiệu quả sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình”;
01 Bài báo đăng trên kỷ yếu hội nghị khoa học cấp trường năm 2017: “Hiệu quả sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn của nông hộ tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình”
Sản phẩm đào tạo:
01 học viên cao học thực hiện đề tài và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp
04 sinh viên đại học thực hiện và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp
Sản phẩm ứng dụng:
01 báo cáo nghiên cứu về thực trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
- Hiệu quả và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
Về giáo dục và đào tạo: Đây là một đề tài mới về nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô tập trung, là lĩnh vực mới trong khuyến nông và phát triển nông thôn. Đề tài góp phần vào việc bồi dưỡng giáo viên trẻ tham gia nghiên cứu, đồng thời đây cũng tạo cơ hội cho sinh viên hình thành hướng nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ thêm những luận chứng lý thuyết và thực tiễn, góp phần xây dựng nghiên cứu trường hợp trong sản xuất lúa hàng hóa để làm ví dụ minh họa trong đào tạo.
Về kinh tế xã hội: Đề tài sẽ góp phần đưa ra những điều kiện thực tế và giải pháp phù hợp để các bên liên quan ban hành các chính sách hỗ trợ trong việc khuyến khích sản xuất lúa theo quy mô lớn, hướng tới hoàn thiện liên kết trong sản xuất lúa hàng hóa. Về lâu dài, việc ứng dụng những giải pháp có hiệu quả nhằm chuyển đổi hoạt động sản xuất lúa và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo và áp dụng tốt cho các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp trong việc định hướng phát triển và nhân rộng hoạt động sản xuất lúa hàng hóa theo quy mô lớn tại tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh bắc trung bộ nói chung. Kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao cho trung tâm Khuyến nông tỉnh, các xã trong vùng nghiên cứu để làm cơ sở tham khảo và áp dụng.
Để biết thêm chi tiết về nghiên cứu và thảo luận hợp tác phát triển KHCN từ đề tài, xin liên hệ Phòng KHCN-HTQT, Cổng game tài xỉu quốc tế – ĐHH qua email: [email protected] hoặc điện thoại 0234.3537292